Hiện nay, lĩnh vực kinh tế đang được quan tâm rất nhiều bởi các đối tượng như nhà đầu tư, chính phủ, người dân,….Kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và nâng cao đời sống của quốc gia. Tuy nhiên, nền kinh tế lại có khá nhiều nỗi lo và nhiều vấn đề cần giải quyết như vấn đề lạm phát, suy thoái kinh té và các vấn đề khác. Trong đó tình hình tỷ giá hối đoái cũng được chú ý đến.
Tại thời điểm này, tỷ giá hối đoái đang có những biên động và xu hướng tăng gia với nhiều loại tiền tệ khác. Trên thị trường quốc tế tỷ giá đô la Mỹ, yên Nhật, Euro và bảng Anh được tăng giá mạnh. Sự biến động của tỷ giá đối hoái có thể đem đến các ảnh hưởng về hoạt động kinh doanh và đời sống của con người. Vậy tỷ giá hối đoái là gì? Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái? Cùng Vua Trader tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Tỷ Giá Hối Đoái Là Gì?
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, khi vào quầy giao dịch ở ngân hàng thì sẽ có hai loại tỷ giá hối đoái đó là tỷ giá mua và tỷ giá bán. Đa số, tỷ giá mua sẽ luôn cao hơn tỷ giá bán ở lượng nhất định. Điều này biết rằng ngân hàng thu mua ngoại tệ có giá rẻ hơn khi ngân hàng bán ra. Mức chênh lệch này là tiền lãi mà ngân hàng có được từ dịch vụ của mình.
Tỷ giá hối đoái được xem là một loại giá cả hết sức đặc biệt, nó là giá trị tiền không phải giá trị về hàng hóa. Và tỷ giá đối hoái có liên quan đến quan hệ so sánh tiền tệ từ các nước theo một tiêu chuẩn nào đó. Với chế độ bản vị vàng thì tiền tệ lưu thông trong hoạt động kinh doanh được đúc thành vàng và giấy, nó được quyền đổi ra vàng thông qua hàm lượng vàng.
Cho nên tỷ giá hối đoái được hiểu là mối quan hệ so sánh tiền vàng giữa hai nước. Còn với tiền giấy thì tiền đúc không được dùng nên với giá vàng không còn được xem là cơ sở để hình thành tỷ giá hối đoái. Thay vào đó là so sánh các đồng tiền căn cứ vào mức mua của hai tiền tệ.

Phân Loại Tỷ Giá Hối Đoái Như Thế Nào?
Với thị trường về tỷ giá hối đoái, rất có nhiều tỷ giá khác nhau. Tuy nhiên với tỷ giá hối đoái nhiều người hiểu được khái niệm nhưng không biết cách phân chia tỷ giá thể nào cho phù hợp. Hãy cùng xem nội dung dưới đây để biết cách phân loại:
Căn cứ vào giá trị tỷ giá
Dưa vào giá trị thì tỷ giá được chia thành 2 loại, gồm: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá về một loại tiền tệ có giá theo hiện tại, không tính đến sự ảnh hưởng từ lạm phát
- Tỷ giá hối đoái thực: Là tỷ giá được sự tác động bởi lạm phát và sức mua của cặp tiền tệ sẽ đánh giá hàng hóa tương quan bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước. Tỷ giá này sẽ đại diện cho việc canh tranh quốc tế của mỗi quốc gia
Căn cứ vào thời điểm giao dịch của ngoại hối
Được chia thành 2 loại:
- Tỷ giá mua: Là tỷ giá mua ngoại hối vào trong ngân hàng
- Tỷ giá bán: Là tỷ giá bán ngoại hối ra trong ngân hàng
Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối
Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối, được chia làm 2 loại:
- Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá chuyển đổi ngoại hối qua thư. Và tỷ giá điện hối đa số sẽ cao hơn tỷ giá thư hối
- Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá được niêm yết tại ngân hàng, được chuyển đổi tỷ giá ngoại hối bằng điện. Tỷ giá điện hối là cơ sở để có thể xác định các loại tỷ giá khác.
Căn cứ vào kỳ hạn về thanh toán
Với kỳ hạn về thanh toán thì tỷ giá hối đoái được chia thành 2 dạng:
- Tỷ giá giao ngay (SPOT): Là tỷ giá do tổ chức tín dụng niêm yết giá tại thời điểm giao dịch hay do bên thỏa thuận đảm bảo biên độ từ các quy định do ngân hàng nhà nước đề ra. Việc thanh toán của các bên phải cần thực hiện trong hai ngày làm việc tiếp theo và sau ngay cam kết mua hay bán.
- Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (FORWARDS): Là tỷ giá mà tổ chức tín dụng có tính toán và thỏa thuận cùng nhau nhưng cần đảm bảo biên độ về quy định của tỷ giá kỳ hạn được hiện hành khi Ngân hàng nhà nước ký hợp đồng
Dựa vào đối tượng xác định cho tỷ giá
Được chia thành:
- Tỷ giá thị trường: Là loại tỷ giá được hình thành thông qua quan hệ cung cầu của thị trường hối đoái
- Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá mà do Ngân hàng trung ưng của một nước đó xác định. Trên cơ sở thì các tỷ giá được các ngân hàng thương mai và tổ chức tín dụng ẩn định tỷ giá mua bán giao ngay, hoán đổi và có kỳ hạn
Tỷ giá hối đoái song phương
Ngoài các loại tỷ giá hối đoái trên thì tỷ giá song phương cũng nhận được sự quan tâm rất nhiều. Tỷ giá song phương (Bilateral Exchange Rate) là giá của một đồng tiền của nước này vỡi đồng tiền của nước khác, không có yếu tố lạm phát.

Vai Trò Của Tỷ Giá Hối Đoái Đối Với Nền Kinh Tế
- Thúc đẩy thương mại quốc tế: Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa và dịch vụ được mua và bán giữa các quốc gia. Nếu tỷ giá hối đoái giảm, thì hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó sẽ trở nên rẻ hơn trên thị trường thế giới, thúc đẩy xuất khẩu. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái tăng, hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó sẽ trở nên đắt hơn trên thị trường thế giới, làm giảm xuất khẩu.
- Ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài: Tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty đầu tư nước ngoài. Nếu tỷ giá hối đoái giảm, lợi nhuận của các công ty đầu tư nước ngoài sẽ tăng lên khi chuyển tiền về nước mẹ. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái tăng, lợi nhuận của các công ty đầu tư nước ngoài sẽ giảm khi chuyển tiền về nước mẹ.
- Ảnh hưởng đến giá cả và lạm phát: Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa nhập khẩu, do đó ảnh hưởng đến mức độ lạm phát của một quốc gia. Nếu tỷ giá hối đoái tăng, giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng lên, làm tăng mức độ lạm phát. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái giảm, giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm, làm giảm mức độ lạm phát.
- Tác động đến giá trị dư nợ ngoại tệ: Tỷ giá hối đoái cũng có tác động đến giá trị của dư nợ ngoại tệ của một quốc gia. Nếu tỷ giá hối đoái giảm, giá trị của dư nợ ngoại tệ đó sẽ tăng lên trong đơn vị tiền tệ trong nước, làm tăng nợ ngoại tệ. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái tăng, giá trị của dư nợ ngoại tệ sẽ giảm xuống trong đơn vị tiền tệ trong nước, giảm nợ ngoại tệ. Việc quản lý nợ ngoại tệ là một trong những thách thức lớn đối với các quốc gia, vì nợ ngoại tệ quá lớn có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của quốc gia đó.

Những Chế Độ Tỷ Giá Hối Đoái Có Mặt Trên Thị Trường
Với tỷ giá hối đoái, có 3 chế độ tỷ giá phổ biến trên thị trường. Bao gồm tỷ giá thả nổi, tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi có điều tiết. Dưới đây là các đặc điểm chi tiết của các chế độ này:
Tỷ giá thả nổi
Tỷ giá thả nổi còn được gọi là tỷ giá linh hoạt có nghĩa là giá trị của đồng tiền được phép dao động linh hoạt trong thị trường ngoại hối. Theo như nghiên cứu của các nhà kinh tế học, việc áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi sẽ ổn định hơn với tỷ giá cố định và làm giảm thiểu đi sự tác động đột ngột và chu kỳ kinh doanh ở nước ngoài. Một đồng tiền khi áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là đồng tiền thả nổi.
Tỷ giá cố định
Ngoài tỷ giá thả nổi thì tỷ giá cố định cũng khá là phổ biến trong tỷ giá hối đoái. Đây là giá trị của một đồng tiền được ghép với giá trị của một đồng tiền hay có thể lấy từ một giá trị khác như vàng, kim cương, bạc,…để làm thước đo. Khi tham khảo giá trị biến động thì tỷ giá cũng sẽ biến động và các đồng tiền sẽ áp dụng tỷ giá cố định được gọi là đồng tiền cố đinh.
Tỷ giá thả nổi có điều tiết
Đây là một loại tỷ giá trung gian giữa cố định và thả nổi. Trên thực tế, ít quốc gia áp dụng tỷ giá trao đổi ngoại tế cố định và đương nhiên cũng không có loại đồng tiền nào thả nổi hoàn toàn, vì thực tế nó bất ổn định. Đa số, các quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi nhờ sự diều tiết và can thiệp của Chính phủ.
Công Thức Tính Tỷ Giá Hối Đoái
Tỷ giá hối đoái A/B = Giá trị của một đồng tiền tệ A / Giá trị của một đồng tiền tệ B
Giá trị của một đồng tiền tệ A và B được xác định bởi thị trường nơi mà các đồng tiền tệ này được giao dịch. Thông thường, giá trị của đồng tiền tệ được thể hiện bằng tỷ giá trung tâm do ngân hàng trung ương công bố. Tuy nhiên, giá trị của đồng tiền tệ có thể thay đổi liên tục trong một ngày dựa trên các yếu tố kinh tế và chính trị.
Ví dụ: Nếu giá trị của một đô la Mỹ là 23.000 đồng VNĐ và giá trị của một euro là 1,2 đô la Mỹ, thì tỷ giá hối đoái euro/vnd sẽ là:
Tỷ giá hối đoái EUR/VND = Giá trị của một euro / Giá trị của một đồng VND = (Giá trị của một euro / Giá trị của một đô la Mỹ) x (Giá trị của một đô la Mỹ / Giá trị của một đồng VND) = (1,2 / 1) x (23.000 / 1) = 27.600 VND/EUR
Do đó, để mua một euro, người ta cần trả 27.600 đồng Việt Nam.

Cách Xác Định Tỷ Giá Hối Đoái
Thực tế, bản chất tỷ giá hối đoái là giá cả của đơn vị tiền tệ, nó phụ thuộc vào yếu tố cung – cầu của đồng tiền đó trên thị trường. Một khi cung cầu có dấu hiệu thay đổi thì sẽ dẫn đến tỷ giá cũng thay đổi. Có nhiều cách để xác định tỷ giá trao đổi ngoại tệ nhưng nó phụ thuộc vào độ phát triển của thị trường và mục đích kinh doanh. Nếu bạn xác định được đúng tỷ giá thì các nhà kinh doanh, đầu tư được xây dựng những phương án kinh doanh có lợi nhất. Và trong đó, có 2 phương pháp xác định tỷ giá hối đoái:
- Dựa vào cơ sở cân bằng sức mua (Purchasing Power Parity): Là so sánh sức mua của hai đồng tiền yết giá và định giá, so sánh giá cả của hàng hoá, dịch vụ, xuất nhập khẩu và các nghiệp vụ hải quan,
- Dựa trên cơ sở ngang giá vàng (Gold parity): So sánh hàm lượng vàng của hai đồng tiền.

Chiến Lược Giao Dịch Với Tỷ Giá Hối Đoái
Chiến lược giao dịch dựa trên Tỷ Giá Hối Đoái là một phương pháp đầu tư thông qua thị trường ngoại hối (Forex) hoặc thị trường tài chính để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên việc dự đoán và phân tích biến động của Tỷ Giá Hối Đoái. Đây là một trong những chiến lược giao dịch phổ biến nhất trong thị trường tài chính.
Có nhiều chiến lược giao dịch dựa trên Tỷ Giá Hối Đoái, tuy nhiên phương pháp cơ bản nhất là phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.
- Phân tích kỹ thuật: phương pháp này dựa trên việc phân tích biểu đồ giá và các chỉ báo kỹ thuật để dự đoán hướng đi của Tỷ Giá Hối Đoái. Các chỉ báo kỹ thuật phổ biến bao gồm RSI (chỉ báo sức mạnh tương đối), MACD (chỉ báo động lượng) và SMA (trung bình động).
Xem thêm các bài viết về phân tích kĩ thuật của Vuatrader tại đây
- Phân tích cơ bản: phương pháp này dựa trên việc phân tích các yếu tố kinh tế và chính trị để dự đoán tình hình kinh tế và tiền tệ của một quốc gia. Các yếu tố này bao gồm các chỉ số kinh tế (GDP, CPI, tăng trưởng việc làm, v.v.) và các yếu tố chính trị (bầu cử, quyết định của chính phủ, v.v.).
Xem thêm các bài viết về tình hình tài chính , kiến thức tài chính tại đây
Việc áp dụng chiến lược giao dịch dựa trên Tỷ Giá Hối Đoái đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về thị trường tài chính và các yếu tố tác động đến Tỷ Giá Hối Đoái
Những Yếu Tố làm Ảnh Hưởng Đến Tỷ Giá Hối Đoái
Chênh lệch về lạm phát
Có thể nói đây là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến tỷ giá. Trường hợp, tỷ lệ lạm phát trong nước thấp hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm đi và giá trị nội tệ sẽ tăng lên.
Điển hình như: Tình hình ở trong nước Ấn Độ có tỷ lệ lạm phát cao hơn nước Mỹ thì lúc đó, người dùng tại nước Ấn Độ sẽ có xu hướng lụa chọn những hàng hóa của Mỹ hơn, vì khi chi trả sẽ rẻ hơn rất nhiều. Chính điều này làm cho thị trường nhập khẩu của nước Mỹ tăng và cầu đồng ngoại tệ sẽ tăng. Ngược lại người dân ở nước Mỹ hạn chế mua hàng hóa ở Ấn Độ do giá cao. Từ đó nhập khẩu giảm và khiến cung ngoại tệ giảm.
Yếu tố lãi suất
Lãi suất sẽ ảnh hưởng một phần nào đó đến các hoạt động đầu tư chứng khoán ở nước ngoài và làm ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất nội địa cao hơn so với nước ngoài thì thu hút được các nhà giao dịch nước ngoài đầu tư vào thị trường trong nước hơn hoặc có thể gửi các khoản tiết kiệm vào các ngân hàng. Điều này sẽ giúp nguồn cung ngoại tệ và tỷ giá trong nước tăng lên
Tình hình thương mại
Với tình hình nền kinh tế tăng trưởng thì sẽ tác động đến tỷ giá. Khi một sản phẩm xuất khẩu tăng giá nhiều hơn so với sản phẩm nhập khẩu, việc này sẽ dẫn đến tỷ lệ trao đổi ở thương mại tăng nhanh và khiến cho giá trí của đồng nội tê tăng, tỷ giá hối đoái giảm
Ngược lại, trường hợp tốc độ tăng nhập khẩu cao xuất khẩu thì cán cân của thương mại giảm, nội tệ sẽ mất đi giá trị và làm tỷ giá hối đoái tăng lên. Nói một cách dễ hiểu thì cán cân thanh toán quốc tế cao thì ngoại tệ sẽ tăng còn nội tệ giảm khiến tỷ giá tăng.
Yếu tố thu nhập của quốc gia
Tình trạng thu nhập của các quốc gia sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá. Khi thu nhập tăng lên, mọi người sẽ mua hàng nhập khẩu nhiều hơn so với hàng xuất khẩu, dẫn đến nhu cầu ngoại tệ tăng và làm tỷ giá hối đoái tăng. Tác động gián tiếp của thu nhập là khi người dân có thu nhập cao sẽ lựa chọn chi tiêu nhiều hơn khiến cho tỷ lệ lạm phát cao, tỷ giá hối đoái tăng lên và ngược lại.

Mối Liên Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Đối Với Xuất Nhập Khẩu
- Tác động đến giá thành hàng hóa: Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Nếu tỷ giá hối đoái tăng, giá thành hàng hóa xuất khẩu sẽ tăng, làm cho hàng hóa của quốc gia đó trở nên đắt hơn và có thể dẫn đến giảm sút xuất khẩu. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái giảm, giá thành hàng hóa xuất khẩu sẽ giảm và có thể giúp tăng cường xuất khẩu.
- Ảnh hưởng đến cạnh tranh giữa các nước: Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến sức cạnh tranh giữa các quốc gia. Nếu tỷ giá hối đoái giảm, hàng hóa của một quốc gia sẽ trở nên rẻ hơn so với các quốc gia khác, giúp tăng cường cạnh tranh và xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu tỷ giá hối đoái tăng, sức cạnh tranh của các quốc gia sẽ giảm và các quốc gia có thể gặp khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa của mình.
- Ảnh hưởng đến số lượng xuất khẩu và nhập khẩu: Tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến số lượng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Nếu tỷ giá hối đoái giảm, hàng hóa xuất khẩu sẽ trở nên rẻ hơn, tăng cường xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu tỷ giá hối đoái tăng, hàng hóa xuất khẩu sẽ trở nên đắt hơn, giảm cường độ xuất khẩu và tăng nhập khẩu.

Câu Hỏi Về Tỷ Giá Hối Đoái Được Quan Tâm
Tại sao Tỷ Giá Hối Đoái thay đổi liên tục?
Tại sao Tỷ Giá Hối Đoái quan trọng đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư?
Làm thế nào để đánh giá mức độ ảnh hưởng của Tỷ Giá Hối Đoái đến doanh nghiệp?
Làm thế nào để đầu tư vào thị trường ngoại tệ thông qua Tỷ Giá Hối Đoái?
Kết Luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến tỷ giá hối đoái mà Vua Trader cung cấp cho mọi người. Mong rằng với bài viết này giúp mọi người hiểu thêm về cách tính, vai trò và tầm ảnh hưởng của tỷ giá đối với nền kinh tế. Trong tương lai, Vua Trader sẽ cố gắng cung cấp những kiến thức bổ ích cho mọi người và mong nhận được sự theo dõi của các bạn.
Mục tiêu bài viết: bài viết dành cho đọc giả đang quan tâm tới tỷ giá hối đoái là gì cũng như cách tính và các ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái.