Hiện nay, xã hội đang có xu hướng phát triển rất mạnh mẽ vì vậy mà đời sống của con người từ đó cũng được cải thiện và ổn định hơn. Với sự phát triển này, thị trường tiêu dùng ngày càng được nâng cao và tạo nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Tuy nhiên, thị trường này xuất hiện một mặt tiêu cực ảnh hưởng đến nền kinh tế là tình trạng thăng dư tiêu dùng.
Đa số, người dân đang có biểu hiện tiêu thụ nhiều hơn so với mức thu nhập của bản thân dẫn đến hậu quả nợ nần chồng chất làm áp lực đến kinh tế của gia đình và cá nhân. Thực tế, nguyên nhân xảy ra tình trạng thặng dư tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều các yếu tố như cho vay, lạm phát, giá cả tăng,…..Vậy thặng dư tiêu dùng là gì? Tình trạng thặng dư tiêu dùng tác động tiêu cực gì đôi với thị trường và đời sống? Làm sao để tính thặng dư tiêu dùng? Hãy cùng Vua Trader khám phá về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Thặng Dư Tiêu Dùng Là Gì?
Thặng dư của người tiêu dùng sẽ dựa vào lý thuyết kinh tế với mức hài lòng cận biên, được hiểu là sự thỏa mãn bổ sung khi người nhận được trong việc tiêu dùng thêm một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự hài lòng sẽ khác nhau và tùy thuộc ở người tiêu dùng, sự khác biệt đó dựa vào sở thích cá nhân của người tiêu dùng. Có trường hợp, người tiêu dùng khi mua một sản phẩm càng nhiều lần thì sẽ càng ít sẵn lòng chi trả thêm cho các đơn vị bổ sung, vì sản phẩm có tiện ích cận biên đã giảm dần.

Nguyên Nhân Xảy Ra Thặng Dư Tiêu Dùng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thặng dư tiêu dùng bởi các yếu tố khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này:
- Sự tăng trưởng về kinh tế chậm: Khi một nền kinh tế phát triển chậm thì người tiêu dùng thường có xu hướng tiết kiệm và tiêu thụ ít hơn. Trong khi đó, các doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình sản xuất và cung cấp hàng hóa – dịch vụ ở mức độ tương đương hoặc tăng lên.
- Sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng: Khi những người tiêu dùng chuyển sang các loại hàng hóa và dịch vụ khác thì các doanh nghiệp sẽ không thích ứng kịp thời làm dẫn đến việc sản lượng hàng hóa và dịch vụ vượt quá nhu cầu với thực tế thị trường.
- Tăng cường năng suất: Khi năng suất của các ngành công nghiệp hay dịch vụ tăng lên thì sẽ xảy ra tình trạng thặng dư tiêu dùng. Cho dù các công nghệ, quy trình sản xuất hay kỹ thuật đã được nâng cao và hiệu quả thì nhu cầu tiêu dùng vẫn không thay đổi
- Suy giảm của thị trường: Sự suy giảm của ngành công nghiệp hay thị trường cũng sẽ làm cho tình trạng thặng dư tiêu dùng, người tiêu thụ sẽ không còn có nhu cầu tiêu dùng cho dù các doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất, cung cấp hàng hóa và dịch vụ
Ở một số trường hợp, thặng dư tiêu có thể sử dụng làm tín hiệu cho sự phát triển kinh tế và có khả năng mở rộng thị trường. Nhưng, nó chỉ tồn tại ở một thời gian nhất định, nếu tình trạng này kéo thì dẫn đến những vấn đề khác xảy ra như thất nghiệp, thất nghiệp và suy thoái kinh tế.
Kiến thức chi tiết về gửi tiết kiệm nếu bạn cần biếtXem Thêm Bài Liên Quan

Cách Tính Thặng Dư Tiêu Dùng
Vì sao phải tính thặng dư tiêu dùng?

Trong kinh tế học, thặng dư tiêu dùng sẽ được tính toán cho định lượng giá trị tiền tệ về lợi ích thu được từ những điều kiện thị trường có thuận lợi hoặc không có thuận lợi. Trên thị trường, giá cả thường sẽ bắt nguồn từ việc cạnh tranh phổ biến trong nền kinh tế cho nên nếu mức độ cạnh tranh cao sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn cho người tiêu dùng. Nói một cách dễ hiểu là người tiêu dùng có quyền trả ít số tiền tối đa mà họ sẵn sàng chi trả cho hàng hóa và dịch vụ.
Tuy nhiên các yếu tố khác sẽ không đổi, nguồn cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ càng lớn thì sẽ càng dễ tiếp cận người tiêu dùng hơn và hơn nữa càng có nhiều khả năng sở hữu nó. Và những người không sở hữu được hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ có chi tiêu thấp hơn lý do là vì môi trường thuận lợi hơn cho người mua so với người bán.
Quan hệ giữa giá cả và thặng dư tiêu dùng: Nếu giá cao hơn dẫn đến tăng thặng dư tiêu dùng. Còn chi phí thấp hơn sẽ giảm tình trạng thặng dư tiêu dùng
Cách tính thặng dư tiêu dùng
Hãy nhìn vào biểu đồ bên dưới, bạn sẽ thấy điểm ung và cầu gặp nhau là được gọi là giá cân bằng. Khu vực nằm trên mức cung và dưới mức giá cân bằng sẽ được gọi là thặng dư sản phẩm (PS), khu vực có màu xanh dương và với khu vực trên mức giá cân bằng và dưới mức cầu gọi là thặng dư tiêu dùng (CS), khu vực màu xanh lá cây.
Từ đó ta có công thức tính thăng dư tiêu dùng như sau: Thặng dư tiêu dùng (CS) = 1/2 X (đáy) X (chiều cao)
Áp dụng cho ví dụ ở biểu đồ ta sẽ có kết quả: CS = 1/2 X (40) X (70-50)= 400
Ví dụ thực tế về thặng dư tiêu dùng
- Ví dụ 1 :
Bạn có một ngân sách hàng tháng là 10 triệu đồng để chi tiêu cho các khoản phí như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại và tiền xăng. Trong tháng đó, tổng chi phí của bạn là 8 triệu đồng. Khi đó, thặng dư tiêu dùng của bạn là 2 triệu đồng.
- Ví dụ 2 :
khi bạn có một ngân sách hàng tháng là 20 triệu đồng để chi tiêu cho các khoản phí như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại và tiền xăng. Trong tháng đó, tổng chi phí của bạn là 16 triệu đồng. Khi đó, thặng dư tiêu dùng của bạn là 4 triệu đồng.
Việc quản lý thặng dư tiêu dùng của bạn là rất quan trọng để giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính và phát triển tài chính bền vững.
Sự Khác Biệt Về Thặng Dư Tiêu Dùng Và Thặng Dư Sản Xuất
Trên thị trường, hai khái niệm thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất được nhiều người quan tâm và cũng dễ nhằm lẫn. Có thể hiểu thặng dư tiêu dùng là tổng lợi ích mà người tiêu dủng sẽ nhận được từ việc mua hàng hóa và dịch vụ. Còn với thặng dư sản xuất thì có nghĩa là tổng doanh thu mà nhà sản xuất nhận được trong quá trình bán hàng hóa và dịch vụ. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt về cơ bản và tính chất giữa thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất hãy xem qua các chi tiết sau:
Xem Thêm bài viết về tiền tệ là gì? lịch sử xuất hiện tiền tệ thế nàoXem Thêm Bài Liên Quan
Thặng dư tiêu dùng
- Xem xét và đánh giá lợi ích của người tiêu dùng thu được
- Hàng hóa và dịch vụ sẽ được bán giá cao hơn mức giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhằm nhận được sự hài lòng của khách hàng
- Đề câp về vấn đề chênh lệch giữa số tiền tối đa mà một cá nhân nào đó chấp nhận chi trả cho một loại hàng hóa hay dịch vụ.
Thặng dư sản xuất
- Sẽ nhìn vào và đánh giá lợi ích mà người sản xuất thu được
- Hàng hóa và dịch vụ sẽ được bán giá cao hơn mức giá tối thiểu mà người sản xuất chấp nhận đối với sản phẩm của mình từ đó sẽ có doanh số cao cho nhà sãn xuất
- Thấy được sự chênh lệch giữa số tiền tối thiểu và nhà sản xuất sẵn sàng bán ra sản phẩm của mình với giá sản phẩm thực sự bán.

Cách Hạn Chế Tình Trạng Thặng Dư Tiêu Dùng
Tình trạng thặng dư tiêu dùng được xem là một vấn đề đáng lo trong nền kinh tế trên thị trường hiện nay. Nó tạo sự bất ổn trong quan hệ thương mại quốc tế, còn tác động tiêu cực đối các đối tác thương mại và nếu như các vấn đề này không có những biện pháp để khắc phực thì sẽ nền kinh tế của một quốc gia sẽ bị suy giảm. Cho nên cần phải có những biện pháp nhằm ngăn chặn thặng dư tiêu dùng để đảm bảo được nền kinh tế vẫn ổn định. Dưới đây là các hạn chế tình trạng thặng dư tiêu dùng:
- Thúc đẩy đầu tư: Để giảm được tình trạng thặng dư tiêu dùng thì cách thúc đẩy đầu tư trong nền kinh tế là một biện pháp tốt nhất.. Điều này có thể thực hiện thông qua các chính sách tài chính gồm tăng chi tiêu công và cắt giảm thuế .
- Giảm nhập khẩu: Đây cũng là biện pháp giúp giảm tình trạng thăng dự tiêu dùng. Chính phủ có thể đề ra các biện pháp như giảm hoặc loại bỏ những khoản chi tiêu về hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ thương mại qua đó làm tăng giá trị của sản phẩm nội địa cạnh tranh trên thị trường
- Thúc đẩy và đổi mới kỹ thuật: Điều này sẽ giúp tăng năng suất lao động và cải thiện được chất lượng sản phẩm cũng như hàng hóa và dịch vụ từ đó tình trạng thặng dư tiêu dùng sẽ giảm
- Tăng xuất khẩu: Đây là một trong những các cách hiệu quả để giảm thặng dư tiêu dùng. Chính phủ nên có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.
- Tăng tiêu dùng nội địa: Để giảm thặng dư tiêu dùng cần phải tăng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ nội địa. Chính phủ cần phải đề ra các chính sách và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ nội địa có thể kể đến như cung cấp các khoản vay ưu đãi hay giảm thuế cho các hoạt động tiêu dùng nội địa.
Xem thêm về lạm phát là gì? Nguyên nhân và hậu quả từ lạm phátXem Thêm Bài Liên Quan

Kết Luận
Với những kiến thức Vua Trader cung cấp có thể thấy thặng dư tiêu dùng là thước đo, là phép so sánh để đo lường giá trị về một loại sản phẩm hay dịch vụ. Từ đó, có thể đưa ra những quyết định cho việc đề ra giá cả sản phẩm. Với những kiến thức này, sẽ là những điều hữu ích cho tất cả mọi người. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
Mục tiêu bài viết: bài viết cung cấp các kiến thức liên quan tới thặng dư tiêu dùng cho đọc giả quan tâm tới.