Phân tích kỹ thuật được biết đến là một phương pháp phổ biến trong việc đầu tư chứng khoán. Từ đó, giúp bạn dự báo giá cả cổ phiếu trong tương lai và xác định thời điểm thích hợp để giao dịch. Phương pháp này sử dụng biểu đồ và các chỉ số trên đồ thị chứng khoán để phân tích và đưa ra quyết định giao dịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm và ứng dụng của phân tích kỹ thuật. Nếu bạn còn mơ hồ về thuật ngữ phân tích kĩ thuật là gì, hãy đọc bài viết dưới đây của Vua Trader dưới đây nhé!
1. Khái Niệm Phân Tích Kĩ Thuật Là Gì?

Phân tích kĩ thuật còn được gọi là Technical Analysis trong tiếng Anh. Đây là thuật ngữ nói về phương pháp phân tích phổ biến trong thị trường tài chính. Nhà phân tích sử dụng các chỉ số trên biểu đồ diễn biến giá và khối lượng giao dịch để dự báo giá cổ phiếu, tiền tệ, hoặc hàng hóa. Từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định giao dịch chính xác. Ngoài ra, phương pháp này có thể áp dụng cho chứng khoán, chỉ số, hàng hóa, tương lai hoặc bất kỳ loại tài sản nào có thể giao dịch và chịu sự ảnh hưởng từ áp lực cung cầu trên thị trường.
Trên thị trường tài chính, có hai phương pháp phân tích chính đó là phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật. Tuy nhiên, phương pháp phân tích kĩ thuật là gì được quan tâm và học hỏi nhiều hơn bởi các nhà đầu tư.
- Phân tích cơ bản được sử dụng để xác định giá trị nội tại của một cổ phiếu dựa trên các yếu tố cơ bản như: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phân tích vĩ mô và kinh tế để đưa ra quyết định đầu tư.
- Phân tích kĩ thuật chứng khoán là hoạt động phân tích thị trường cổ phiếu nhằm hỗ trợ cho các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư. Các nhà đầu tư sử dụng các chỉ số kỹ thuật để phân tích các biến động cung-cầu của một cổ phiếu và đưa ra khuyến nghị mua hoặc bán cổ phiếu.
2. Đặc Điểm Của Phân Tích Kĩ Thuật Là Gì Trong Chứng Khoán

Trong lĩnh vực chứng khoán, phân tích kĩ thuật là một phương pháp phổ biến được sử dụng bởi các nhà đầu tư và nhà phân tích. Để đưa ra quyết định mua hoặc bán cổ phiếu trên thị trường, họ sử dụng biểu đồ và đồ thị diễn biến giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu để phân tích các biến động cung cầu.
Phương pháp này có những đặc điểm nổi bật, bao gồm việc dựa vào quá khứ để nghiên cứu các thông tin về giá và khối lượng giao dịch để đưa ra dự báo trong tương lai. Bên cạnh đó, phân tích kỹ thuật có thể được áp dụng cho nhiều khoảng thời gian khác nhau. Nó không chỉ cho đầu tư lướt sóng cổ phiếu mà còn cho các khoảng thời gian đầu tư kéo dài trung và dài hạn.
Không chỉ dừng lại ở đó, điểm nổi bật nhất của phân tích kỹ thuật đó là nhà đầu tư có thể sử dụng các chỉ báo và mô hình. Chúng bao gồm các mẫu hình đường xu hướng, sóng Elliott, thước đo Fibonacci, 2 đỉnh, 2 đáy, vai đầu vai, cốc tay cầm, tam giác, cờ đuôi nheo và cái nêm. Các chỉ báo phổ biến và thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật bao gồm MA, MACD, CCI và RSI. Ngoài ra, khi hiểu về khái niệm phân tích kĩ thuật là gì, các nhà phân tích có thể đưa ra dự đoán về thời gian của giá.
3. Vai Trò Của Phân Tích Kĩ Thuật Là Gì Trong Quá Trình Giao Dịch Chứng Khoán

Phân tích kĩ thuật có 3 chức năng chính là cung cấp cảnh báo, xác thực và dự đoán, và đóng vai trò là công cụ hỗ trợ quan trọng cho nhà đầu tư. Thay vì quyết định mua/bán cổ phiếu dựa trên cảm tính hoặc may mắn, phương pháp này giúp nhà đầu tư tìm ra các điểm hợp lý và không hợp lý. Từ đó giúp bạn suy đoán được giá cả và thời điểm thích hợp để thực hiện giao dịch. Dưới đây là chi tiết chức năng của việc phân tích kĩ thuật là gì trong đầu tư dành cho bạn.
3.1. Chức Năng Báo Động
Về chức năng báo động, phân tích kỹ thuật có thể giúp nhà đầu tư cảnh báo sự phá vỡ các ngưỡng an toàn như ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Nó cũng có thể thiết lập các ngưỡng an toàn mới, đặt ra mức giá mới thay vì giá cũ. Từ đó, giúp nhà đầu tư đưa ra được quyết định an toàn nhất.
3.2. Chức Năng Xác Thực
Chức năng xác thực của phân tích kỹ thuật được thực hiện bằng cách kết hợp các phương pháp phân tích kỹ thuật khác nhau hoặc với phân tích cơ bản để đánh giá xu thế giá cổ phiếu. Các chuyên gia trên thị trường khuyên rằng, nhà đầu tư không nên chỉ tập trung vào một phương pháp phân tích, mà nên kết hợp nhiều phương pháp để có cái nhìn đa chiều và đầy đủ về tiềm năng của chứng khoán. Điều này giúp cho nhà đầu tư có góc nhìn tổng quan nhất về các thông tin diễn biến từ thị trường chứng khoán từ đó đưa ra kế hoạch cụ thể hơn.
3.3. Chức Năng Dự Đoán
Chức năng dự đoán của phân tích kỹ thuật cho phép nhà đầu tư dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai. Tuy nhiên, không phải tất cả các tín hiệu hay mô hình kỹ thuật đều đúng tuyệt đối. Có thể xảy ra nhầm lẫn khi nhìn vào các chỉ số kỹ thuật báo hiệu tín hiệu mua hoặc bán. Hơn nữa, các nhà đầu tư khác nhau có thể đưa ra các dự đoán và hướng đi của giá khác nhau dù trên cùng đồ thị giá và chỉ số.
4. Tổng Hợp Phương Pháp Phân Tích Kĩ Thuật Thông Dụng Nhất Hiện Nay

Khi bạn sử dụng được các phương pháp kĩ thuật bạn sẽ trả lời được câu hỏi phân tích kĩ thuật là gì. Dưới đây là 10 phương pháp phân tích kĩ thuật thông dụng do Vua Trader tổng hợp.
4.1. Phương Pháp Phân Tích Đồ Thị Nến Nhật (Candlestick Charting)

Phương pháp phân tích đồ thị nến Nhật (Candlestick Charting) là một phương pháp phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán. Nó sử dụng đồ thị nến Nhật để phân tích xu hướng giá cổ phiếu. Mỗi nến Nhật trên biểu đồ biểu thị cho các thông tin về giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất của cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định.
Các nến Nhật có thể được sử dụng để xác định các mô hình giá. Từ đó giúp bạn đánh giá mức độ kháng cự của giá cổ phiếu và dự đoán các xu hướng tương lai của giá cổ phiếu. Ngoài ra, đây còn là phương pháp được phát triển từ những nhà buôn tài sản Nhật Bản thế kỷ 18 và được giới đầu tư trên toàn thế giới sử dụng rộng rãi ngày nay.
4.2. Phương Pháp Phân Tích Nguyên Lý Sóng Elliott (Elliott Wave Theory)

Phương pháp phân tích nguyên lý sóng Elliott, hay còn gọi là Elliott Wave Theory. Đây là một phương pháp phân tích kỹ thuật được phát triển bởi Ralph Nelson Elliott vào những năm 1930. Elliott cho rằng, giá cổ phiếu biểu diễn sự lên và xuống của thị trường theo một chu kỳ sóng thị trường. Trong đó các sóng nhỏ hơn tạo thành các sóng lớn hơn. Theo đó, một chu kỳ sóng bao gồm năm sóng, trong đó ba sóng tăng và hai sóng giảm.
Việc xác định được chu kỳ sóng và các sóng con có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch một cách có hệ thống và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phương pháp phân tích nguyên lý sóng Elliott cũng có những hạn chế và thách thức trong việc áp dụng và tìm kiếm mô hình sóng, đòi hỏi kỹ năng phân tích kỹ thuật cao và sự tập trung liên tục.
4.3. Phương Pháp Ứng Dụng Mô Hình Đảo Chiều Và Mô Hình Tiếp Tục (Reversal and Continuation)

Phương pháp ứng dụng mô hình đảo chiều và mô hình tiếp tục là một trong những phương pháp phân tích kĩ thuật là gì trong đầu tư chứng khoán. Phương pháp này dựa trên giả định rằng giá sẽ có xu hướng phản ứng hoặc tiếp tục di chuyển theo hướng trước đó sau khi đạt đến một mô hình cụ thể.
- Mô hình đảo chiều (reversal pattern) được sử dụng để dự đoán sự đảo chiều của xu hướng giá hiện tại, chẳng hạn như mô hình đảo chiều đầu vai đầu vai (head and shoulders reversal pattern) hoặc mô hình đảo chiều đáy hai đáy (double bottom reversal pattern). Khi giá đạt đến mô hình đảo chiều, có thể xảy ra một sự đảo chiều của xu hướng giá trước đó.
- Mô hình tiếp tục (continuation pattern) được sử dụng để dự đoán sự tiếp tục của xu hướng giá hiện tại. Chẳng hạn như mô hình cờ (flag pattern) hoặc mô hình tam giác (triangle pattern). Khi giá đạt đến mô hình tiếp tục, có thể xảy ra sự tiếp tục của xu hướng giá trước đó.
4.4. Phương Pháp Phân Tích Lý Thuyết Dow (Dow Theory)

Phương pháp phân tích lý thuyết Dow là một phương pháp phân tích kĩ thuật là gì được sử dụng để dự đoán xu hướng giá của thị trường tài chính. Phương pháp này được phát triển bởi Charles H. Dow vào thế kỷ 19. Đây là một trong những nhà báo, nhà phân tích tài chính hàng đầu thời đó và cũng là người sáng lập của tập đoàn truyền thông Dow Jones & Company.
Theo lý thuyết Dow phản ánh toàn bộ thông tin liên quan đến doanh nghiệp và nền kinh tế. Phương pháp này cho rằng giá cổ phiếu di chuyển theo các xu hướng dài hạn và xu hướng ngắn hạn. Trong đó, mỗi xu hướng này lại được chia thành ba phần: xu hướng chính, phản ứng và sóng nhỏ. Từ đó cung cấp cho nhà đầu tư một cái nhìn tổng thể về xu hướng thị trường và các xu hướng ngắn hạn, giúp họ đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn.
4.5. Phương Pháp Ứng Dụng Đường Xu Hướng (Trendline Charting)

Phương pháp ứng dụng đường xu hướng (Trendline Charting) là một phương pháp phân tích kỹ thuật để xác định xu hướng của thị trường. Đường xu hướng là một đường thẳng được vẽ trên biểu đồ kỹ thuật để kết nối hai điểm tối thiểu hoặc tối đa gần nhất của giá. Điều này giúp nhà đầu tư xác định xu hướng của thị trường, bao gồm xu hướng tăng, giảm hoặc đi ngang.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể sử dụng phương pháp đường xu hướng để xác định điểm mua và bán tiềm năng. Khi giá đang giao dịch trên đường xu hướng tăng, nhà đầu tư có thể xem đây là cơ hội để mua vào và ngược lại, khi giá đang giao dịch dưới đường xu hướng giảm, nhà đầu tư có thể xem đây là cơ hội để bán ra. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đường xu hướng không phải là một chỉ báo chính xác cho việc quyết định giao dịch. Nhà đầu tư nên sử dụng phương pháp này kết hợp với các phương pháp phân tích kỹ thuật khác để đưa ra quyết định đầu tư chính xác.
4.6. Phương Pháp Ứng Dụng Dãy Số Fibonacci (Fibonacci Series)

Phương pháp ứng dụng dãy số Fibonacci là một phương pháp phân tích kĩ thuật là gì trong đầu tư chứng khoán dựa trên dãy số Fibonacci và tỷ lệ vàng Fibonacci. Dãy số Fibonacci bắt đầu từ số 0 hoặc 1,và các số tiếp theo trong dãy được tạo ra bằng cách cộng hai số trước đó trong dãy với nhau.
Trong phân tích kỹ thuật, các nhà đầu tư sử dụng tỷ lệ vàng Fibonacci (khoảng 61,8% và 38,2%) và các mút giá khác dựa trên dãy số Fibonacci để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng trên biểu đồ giá. Các nhà đầu tư cũng sử dụng dãy Fibonacci để xác định điểm vào và điểm ra khỏi thị trường.
4.7. Phương Pháp Úng Dụng Các Hệ Thống Chỉ Báo Phân Tích Kĩ Thuật (Technical Indicators)

Phương pháp ứng dụng các hệ thống chỉ báo phân tích kỹ thuật (Technical Indicators) là một phương pháp phân tích kĩ thuật à gì trong đầu tư tài chính. Nó dựa trên việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật (technical indicators) nhằm đo lường xu hướng, độ mạnh và độ dài của xu hướng giá. Các chỉ báo kỹ thuật được tính toán từ giá, khối lượng giao dịch hoặc các chỉ số khác của một tài sản. Một số các chỉ báo kỹ thuật phổ biến bao gồm: Moving Averages (MA), Relative Strength Index (RSI), Stochastic Oscillator, và Bollinger Bands.
4.8. Phương Pháp Ứng Dụng Điểm Pivot (Pivot Point)

Phương pháp ứng dụng điểm Pivot là một phương pháp phân tích kĩ thuật là gì được sử dụng trong thị trường tài chính để xác định các mức giá hỗ trợ và kháng cự của một tài sản trong một khoảng thời gian cụ thể. Điểm Pivot được tính bằng cách lấy tổng giá cao, giá thấp và giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó, sau đó chia tổng đó cho ba. Các nhà đầu tư và nhà giao dịch thường sử dụng phương pháp này để xác định các điểm vào và ra khỏi thị trường và để đặt các mức dừng lỗ và mục tiêu lợi nhuận.
4.9. Phương Pháp Đầu Tư Của William O’Neil (CANSLIM)

Phương pháp đầu tư CANSLIM là một phương pháp đầu tư cổ phiếu phân tích kĩ thuật là gì, được phát triển bởi nhà đầu tư William O’Neil. Phương pháp này sử dụng các chỉ số kỹ thuật như giá cổ phiếu, khối lượng giao dịch và chỉ báo động lực tăng trưởng (momentum) để đánh giá cổ phiếu. Đồng thời, nó cũng đưa ra các quy tắc về cách mua và bán cổ phiếu dựa trên sự phân tích kỹ thuật của thị trường và các yếu tố cơ bản của công ty.
4.10. Phương pháp phân tích của Wyckoff (Wyckoff Analysis)

Phương pháp phân tích của Wyckoff, hay còn được gọi là Wyckoff Analysis. Đây là một phương pháp phân tích kĩ thuật là gì dựa trên các nguyên tắc phân tích giá cổ phiếu và phân tích mô hình biểu đồ để đưa ra dự đoán về hướng đi của giá cổ phiếu trong tương lai. Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp Wyckoff Analysis bao gồm:
- Phân tích mô hình giá cổ phiếu để xác định xu hướng chính của thị trường.
- Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để xác định điểm vào và điểm ra khỏi thị trường.
- Theo dõi các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng để xác định mức giá an toàn để mua và bán.
- Tập trung vào tâm lý đám đông và sự tương tác giữa các lực cung cầu để đưa ra các quyết định giao dịch.
Lời Kết
Bên trên là toàn bộ những gợi ý của Vua Trader để bạn trả lời được câu hỏi phân tích kĩ thuật là gì. Có thể nói, phân tích kỹ thuật là một trong những phương pháp phổ biến mà nhà đầu tư sử dụng để đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Để hình thành phong cách đầu tư riêng, mỗi nhà đầu tư cần tìm hiểu và sử dụng những chỉ số, chỉ báo phù hợp với khẩu vị đầu tư của mình. Tuy việc này có thể tốn nhiều thời gian, nhưng trái ngọt gặt được là đáng kể. Chúc các bạn thành công trong đầu tư.
Mục tiêu bài viết: bài viết dành cho đọc giả muốn tìm hiểu về khái niệm phân tích kĩ thuật , học về kĩ thuật ngay từ lúc ban đầu.
# keyword đọc giả quan tâm trong bài
phân tích kỹ thuật
phân tích kỹ thuật thị trường tài chính
phân tích kỹ thuật chứng khoán