Hiện nay, linh vực kinh tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và trở ngại. Trong đó, tình hình lạm phát gây trở ngại và ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế quốc gia. Điều này cũng nhận được sự quan tâm rất nhiều trên thị trường toàn cầu. Nhiều năm gần đây, có các quốc gia phải trải qua sự gia tăng chỉ số CPI và lạm phát đặc biệt là sau khi đại dịch COVID-19. Và Việt Nam cũng đang đối mặt với tình trạng này, làm tạo áp lực đến đời sống của người dân.
Để kiềm hãm tình trạng lạm phát, nhiều quốc gia đã đề ra những biện pháp như kiểm soát giá cả, tăng cường sản xuất, tăng lãi suất,….Nhưng, thực tế các biện pháp này vẫn không thể giảm bớt tình trạng lạm phát thay vào đó còn phải đối mặt thêm nhiều thách thức mới của tình hình. Cho nên tình hình lạm phát là một vấn đề rất nghiêm trọng. Vậy lạm phát là gì? Nguyên nhân gây ra lạm phát từ đâu? Cùng Vua Trader tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Khái Niệm Về Lạm Phát
Tăng giá hàng hóa ở lạm phát
Mọi hàng hóa và dịch vụ được đưa ra thị trường đều sẽ có giá cả. Giá của hàng hóa dịch vụ là số tiền mà người mua bỏ ra để có được thứ họ muốn. Tại một thời điểm nào đó, một hàng hóa và dịch vụ tăng gấp đôi số tiền lên thì hiện tượng này được gọi là lạm phát trong nền kinh tế. Đặc biệt, có thể biết được khi chỉ số CPI tăng thì đồng nghĩa với việc tình trạng lạm phát được biểu hiện rõ.
Tuy nhiên, không phải mọi hàng hóa và dịch vụ đều phải tăng theo cùng một tỷ lệ mà chỉ tăng theo mức trung bình của loại hàng hóa và dịch vụ thì đã được gọi là lạm phát. Khi xem xét, thường sẽ dựa vào mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ. Hơn hết là lạm phát không phải là sự tăng lên mà nó là sự tăng liên tục của mức giá.
Giảm sức mua ở một đơn vị tiền tệ của lạm phát
Lạm phát cũng được xem như là sự suy giảm về sức mua của đồng tiền trong nước so với những tiền tệ khác. Lúc đó, một đơn vị tiền tệ mua hàng hóa và dịch vụ ít hơn. Điển hình như việc trước đây thay vì dùng 20.000 đồng để mua một tô phở thì ở thời điểm lạm phát thì sẽ không dùng được số tiền đó để mua. Lịch sử đã chứng minh rằng có nhiều loại đồng tiền bị giảm sức mua. Và giá trị trao đổi của đơn vị tiền tệ theo đó cũng xuống dốc.

Có Bao Nhiêu Loại Lạm Phát Được Phân Chia?
Lạm phát được phân loại theo đơn vị % và được chia thành 3 loại lạm phát. Cụ thể như sau:
- Lạm phát tự nhiên: Tỷ lệ từ 0% đến 10 % cho mỗi năm. Với mức độ này thì các hoạt động về nền kinh tế sẽ được hoạt động bình thường, cuộc sống sẽ gặp tí rủi ro và vẫn ổn định.
- Lạm phát phi mã: Tỷ lệ từ 10% trên dưới 1000% cho mỗi năm. Khi ở mức lạm phát này, thì nền kinh tế của quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có các biến động khác và hơn nữa đồng tiền cũng sẽ bị mất gía khiến thị trường tài chính bị phá vỡ.
- Siêu lạm phát: Là tình trạng vô cùng nghiêm trọng có tỷ lệ trên 1000%. Khi xảy ra siêu lạm phát, thì nền kinh tế của một quốc gia rơi vào tình trạng khó khăn, rối loạn và khó khôi phục lại tình trạng như ban đầu

Nguyên Nhân Xảy Ra Lạm Phát
Hiện nay, có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát cho nền kinh tế và dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất:
Do cầu kéo
Là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát của nền kinh tế của quốc gia. Thực tế, lạm phát do cầu kéo được hiểu là tình trạng tăng giá của một mặt hàng hay một sản phẩm nào đó và giá cả của những mặt hàng khác theo đó cũng tăng. Vì vậy, lạm phát do cầu kéo sẽ làm cho đồng tiền bị mất giá khi nhu cầu tiêu dùng trong thị trường tăng.
Do nhập khẩu
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát quan trọng với nền kinh tế. Khi thuế nhập khẩu tăng hay giá của trên thế giới tăng thì giá hàng hóa nhập khẩu cũng bắt buộc phải tăng. Điều này, làm cho giá bán sản phẩm trong nước tăng và đến một mức độ nào đó thì sẽ xảy ra lạm phát. Hiện nay, tại thị trường Việt Nam sẽ có nguy cơ lạm phát do nhập khẩu bởi các giá nhập xăng dầu, sắt thép,…tăng lên so với các năm trước. Và giá thành của nguyên vật liệu đầu vào tăng thì sẽ dẫn đến giá thành của những mặt hàng có trên thị trường trong nước sẽ tăng vượt trội hơn.
Do xuất khẩu
Ngoài lạm phát do nhập khẩu thì lạm phát do xuất khẩu cũng là nguyên nhân làm cho nền kinh tế ở trong tình trạng lạm phát. Khi hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu tăng thì lượng hàng hóa tiêu thụ ở thị trường sẽ nhiều hơn số lượng hàng hóa cung cấp. Và hàng hóa được thu gom lại để xuất khẩu khiến cho lượng hàng cung cấp ra thị trường trong nước giảm đi đáng kể. Lúc này, giá cả của các mặt hàng hóa bị giảm vì lý do thu gom xuất khẩu tăng và xảy ra tình trạng lạm phát.
Lạm phát tiền tệ
Như đã đề cập ngay từ đầu, các nguyên nhân xảy ra lạm phát thì tiền tệ cũng nằm trong số đó. Khi ngân hàng thua mua ngoại tệ hay in nhiều tiền sẽ dẫn đến việc lượng tiền có sẵn nhiều hơn và nhu cầu hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng.
Do chi phí đẩy
Lạm phát do chi phí đẩy được hiểu như là các chi phí phải bỏ ra để mua nguyên liệu, phí bảo hiểm, thuế hay phải trả lương cho công nhân,..của một doanh nghiệp. Khi các chi phí này tăng lên thì doanh nghiệp bắt buộc phải tăng giá của sản phẩm để có thể thu được lợi nhuận tương ứng mà doanh nghiệp bỏ ra và điều này làm cho mức giá chung của kinh tế tăng.
Lạm phát do cơ cấu
Nhiều doanh nghiệp có biện pháp kinh doanh không hiệu quả, nhưng với xu hướng của thị trường thì cần phải tăng lương cho người lao đồng. Điều này, không có doanh thu tốt cho nên cần phải tăng giá sản phẩm lên để thu lãi sau đó chi trả lương cho người lao động và thực tế, nếu các doanh nghiệp làm điều này thi việc lạm phát sẽ xảy ra.

Lạm Phát Ảnh Hưởng Ra Sao Đến Nền Kinh Tế?
Lạm phát tác động tiêu cực lớn đối với nền kinh tế quốc gia, nó vừa thúc đẩy vừa kìm hãm sự phát triển về kinh tế. Dưới đây là những ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế mà bạn nên biết:
Tác động tiêu cực của lạm phát
- Lạm phát khiến thu nhập thực tế bị giảm: Khi lạm phát tăng thì thu nhập danh nghĩa sẽ không thay đổi, điều này làm cho thu nhập thực tế của người dân lao động giảm xuống và gây ảnh hướng lớn cho nền kinh tế
- Tác động tiêu cực lên lãi suất: Để duy trì hoạt động một cách ổn định và cân bằng nhất điều đầu tiên ngân hàng cần làm là ổn định lãi suất thực. Khi đó, lãi suất thực sẽ tính bằng hiệu của lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Và việc tăng lãi suất danh nghĩa lên dẫn kết quả là kinh tế bị suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến khoản nợ của quốc gia: Khi xảy ra lạm phát thì sẽ khiến cho giá trị của đồng tiền trong nước mất giá nhanh hơn vớii các đồng tiền ngoài nước đã được tính trên các khoản nợ. Và dẫn đến tình trạng những khoản nợ của quốc gia ngày càng tăng và trầm trọng hơn.
- Làm mất cân bằng giữa giàu và nghèo: Khi lạm phát tăng sẽ làm mất cân bằng trong quan hệ cung cầu của hàng hoá trên thị trường. Có thể gây ra các khó khăn đối với nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập và về mức sống của người giàu – nghèo
Tác động tích cực của lạm phát
Ngoài những ảnh hưởng tiêu cực mà lạm phát đã gây ra cho nền kinh tế thì lạm phát nếu không ở tình trang cao thì cũng sẽ tác động tích cực với nền kinh tế, như:
- Làm kích thích nhu cầu tiêu dùng, vay nợ của người dân. Khiến họ tích cực làm việc và nhờ đó mà tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm.
- Thúc đẩy được các quốc gia phát triển và định hướng được lối đi mới mẻ hơn trong nền kinh tế.

Biện Pháp Nhằm Kiểm Soát Lạm Phát
Vì sự tiêu cực và sự ảnh hưởng của lạm phát cho nền kinh tế, thì việc xuất hiện các biện pháp nhằm kiểm soát tình trạng này là điiều cần thiết. Dưới đây là hai biện pháp mà mọi người có thể chú ý đến và xem xét.
Giảm lượng tiền
Sự mất giá của đồng tiền là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát vì thế nên ngừng phát hành tiền để có thể giảm đi lượng tiền được đưa lưu thồng. Hơn nữa, cần nâng lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tiền gửi vào để có thể tạo động lực cho người dân gửi tiền vào ngân hàng. Và đặc biệt, là phải tăng tiền thuế tiêu dùng để giảm đi nhu cầu chi tiêu và tăng lượng hàng hóa – dịch vụ ra thị trường trong nước nhiều hơn.
Cần thúc đẩy trong sản xuất
Ngoài việc kiểm soát trong đồng tiền đưa vào lưu thông trên thị trường thì còn thêm một biện pháp để kiểm soát được tình trạng lạm phát đó là thúc đẩy cung hàng hóa. Khi lượng hàng hóa được cung cấp cho thị trường sẽ tương đường với nhu cầu hàng hóa của người dân với tỷ lệ này thì tình trạng của lạm phát mới được giảm đi.
Hơn hết, các loại hàng hóa hay những dịch vụ cần thiết của các cơ quan có thẩm quyền cần được theo dõi liên tục để nắm bắt kịp xu hướng của thị trường về hàng hóa đó. Nhờ vào đó việc áp dụng biện pháp tương ứng sẽ trở nên thiết thực và hiệu quả hơn.

FAQ Câu Hỏi Liên Quan Tới Lạm Phát
Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của mọi người?
Lạm phát và deflation khác nhau như thế nào?
Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến tiền tệ?
Lạm phát có liên quan đến các chu kỳ kinh tế không?
Kết Luận
Qua bài viết trên của Vua Trader về lạm phát là gì, giúp mọi người hiểu được các khái niệm, nguyên nhân và sự tác động của lạm phát đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Với những kiến thức này, sẽ giúp mọi người hiểu thêm về lĩnh vực kinh tế thêm vào đo Vua Trader cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết này. Mong rằng sẽ tiếp tục nhận được sự theo dõi của mọi người trong tương lai.
Mục tiêu bài viết: cung cấp cho đọc giả hiểu về khái niệm lạm phát , nguyên nhân và các loại lạm phát.