Trong lĩnh vực chứng khoán, kiến thức về các mô hình là rất quan trọng đối với các nhà đầu tư. Trong số đó, mô hình nến được xem như một công cụ căn bản và không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật khi đầu tư chứng khoán. Nhờ các mô hình nến, nhà đầu tư có thể dự đoán hướng đi của giá cả.
Vì vậy, việc áp dụng những mô hình nến được xem là cần thiết để tăng cơ hội giao dịch. Trong bài viết hôm nay, Vua Trader sẽ chia sẻ với bạn đọc các mô hình nến trong chứng khoán được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Đôi Nét Về Các Mô Hình Nến Trong Chứng Khoán

Tiền thân của các mô hình nên có xuất xứ từ phương pháp phân tích kỹ thuật giá gạo tại Nhật Bản vào thế kỷ 17. Sau đó, Steve Nison đã phát triển và cải tiến hệ thống mô hình nến hiện đại như chúng ta biết đến ngày nay. Đồ thị hình nến trong chứng khoán là một loại hình thể hiện biến động chỉ số giá của mỗi loại chứng khoán trong một khung thời gian/phiên giao dịch. Cụ thể,
- Mỗi nến bao gồm phần thân (giữa) thể hiện giá mở cửa và giá đóng cửa, và phần bóng/chân nến thể hiện giá cao nhất và giá thấp nhất.
- Màu sắc nến đại diện cho xu hướng giá tăng hoặc giảm, với giá tăng (giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa) được biểu thị bằng màu trắng/xanh, và giá giảm (giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa) được biểu thị bằng màu đen/đỏ.
Theo dõi các cây nến trong chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư có được một cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa các chỉ số giá của loại chứng khoán mà họ quan tâm. Từ đó giúp họ đưa ra một quyết định đầu tư đúng đắn nhất trong diễn biến phức tạp của thị trường chứng khoán.
Các Mô Hình Nến Trong Chứng Khoán Mà Nhà Đầu Tư hay Bắt Gặp

Khi sử dụng mô hình nến để xem xét trên tham chiếu thời gian theo ngày, tuần,… Các nhà đầu tư có thể dự đoán xu hướng tăng hoặc giảm giá. Nếu so sánh giữa các loại chứng khoán, đồ thị nến có thể giúp lựa chọn hướng đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên, phương pháp phân tích kỹ thuật này không thể hoặc khó áp dụng đối với những loại chứng khoán chỉ có giá đóng cửa hoặc thiếu giá mở cửa. Bởi lẽ, xu thế biến động của thị trường tài chính là rất đa dạng, không tuân theo quy luật cố định nào.
Do đó, để hiệu quả trong việc phân tích và đánh giá biến động thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cần có kiến thức về các loại nến trong chứng khoán, đặc biệt là các loại nến phổ biến nhất hiện nay. Cùng tham khảo ngay các gợi ý về các mô hình nến trong chứng khoán do Vua Trader tổng hợp dưới đây nhé!
Các Mô Hình Nến Trong Chứng Khoán – Mô Hình Doji
Mô hình nến Doji là một mô hình nhận biết trên biểu đồ giá chứng khoán. Nó được đặc trưng bởi dạng hình chữ thập hoặc dấu cộng, với thân nến rất ngắn và chỉ thể hiện bằng một vạch ngang. Màu sắc của nến có thể là trắng/xanh nếu biểu thị xu hướng tăng giá hoặc đen/đỏ nếu biểu thị xu hướng giảm giá. Mô hình nến Doji có thể xuất hiện độc lập hoặc kết hợp với các mô hình khác như: Mô hình Bearish Evening Star, mô hình Bullish Morning Star và nhiều mô hình khác.

Đối với thị trường chứng khoán, mô hình nến Doji cho thấy biến động giá gần như không thay đổi và mức giá đóng cửa xấp xỉ hoặc bằng mức giá mở cửa. Đối với các nhà đầu tư, nến Doji cho thấy cả bên mua và bên bán đang do dự, không dứt khoát quyết định với ngưỡng giá tương ứng của chứng khoán. Vì vậy, nhà đầu tư có thể cân nhắc chờ đợi và quan sát thêm. Trong trường hợp bóng hoặc chân nến dài vượt trội, đây có thể là dấu hiệu của sự đảo chiều về giá trong các phiên giao dịch tiếp theo.
Các Mô Hình Nến Trong Chứng Khoán – Mô Hình Doji Chuồn Chuồn
Mô hình Nến Chuồn Chuồn Doji (Dragonfly Doji) là một biến thể của Nến Doji. Mô hình này có những đặc điểm giống như mô hình nến Doji với thân ngắn. Đồng thời, nó có giá mở cửa bằng với giá đóng cửa và gần bằng giá cao nhất trong phiên. Điện đặt biệt của mô hình này đó là, phần chân nến kéo dài xuống dưới tạo thành hình một con chuồn chuồn trên đồ thị.

Mô hình Nến Chuồn Chuồn Doji là tín hiệu cho thấy sự đảo chiều của chỉ số giá. Với nhà đầu tư, điều này có thể cho thấy giá mở cửa tại điểm cao nhất của đầu phiên giao dịch tác động làm cho số lượng người mua giảm. Kéo theo giá cuối phiến bị đẩy xuống thấp và khiến người mua tìm thấy cơ hội tích lũy. Do đó, nó sẽ dự báo nhu cầu mua vào tăng đột biến trong đầu tư. Nhờ áp lực cầu của thị trường, giá tiếp tục tăng và đạt đỉnh vào cuối phiên trùng với giá mở cửa
Các Mô Hình Nến Trong Chứng Khoán – Mô Hình Bia mộ
Mô hình nến bia mộ (Gravestone Doji) đại diện cho một loại biểu đồ đối lập với mô hình nến Doji chuồn chuồn. Mó có thân nến ngắn và giá mở cửa, đóng cửa gần như bằng nhau hoặc trùng với giá thấp nhất trong phiên. Phần chân nến kéo dài lên trên, tạo thành hình một bia mộ trên biểu đồ.

Mô hình nến bia mộ cũng là một tín hiệu đảo chiều trong chỉ số giá. Người tham gia có thể hiểu rằng tại đầu phiên giao dịch, giá mở cửa tại điểm thấp nhất, khiến lượng người bán giảm. Vì vậy, mức giá cùng vì thế đã dần được kéo lên. Tại điểm cao nhất của giá, người bán thấy được cơ hội để lời nên nhu cầu bán ra lớn, kéo giá giảm dần. Do áp lực cung của thị trường, giá tiếp tục giảm và chạm đáy vào cuối phiên trùng với giá mở cửa.
Các Mô Hình Nến Trong Chứng Khoán – Mô Hình Hanging Man

Mô hình nến Hanging Man có thể được nhận biết qua đặc điểm của thân và chân nến phía trên ngắn, trong khi chân nến phía dưới rất dài, tạo thành hình cây búa trên đồ thị. Bên cạnh đó đây còn là mô hình cho thấy dấu hiệu cho sự đảo chiều của chỉ số giá.
- Đầu tiên, nếu mô hình xuất hiện ở cuối xu thế giảm giá (thường là màu trắng/xanh), nó cho thấy “nỗ lực” kéo giá lên trở lại. Nếu giá thấp hơn hoặc đạt ngưỡng hỗ trợ, người bán sẽ có xu hướng không chấp nhận bán ra, từ đó giúp giá lên dần.
- Thứ hai, nếu mô hình xuất hiện ở cuối xu thế tăng giá (thường là màu đen/đỏ), điều đó cho thấy “cố gắng” đẩy giá xuống trở lại. Nếu giá cao hơn hoặc đạt ngưỡng kháng cự, người mua không chấp nhận mua vào hoặc bên bán bắt đầu bán tháo khiến giá giảm dần.
Các Mô Hình Nến Trong Chứng Khoán – Mô Hình Spinning Top

Mô hình Spinning Top cũng có thân nến ngắn, chân nến phía trên và phía dưới tương đối đồng đều. Tuy nhiên, mô hình này không tạo ra hình dấu cộng hay chữ tập như Doji vì giá mở cửa và đóng cửa có sự chênh lệch nhất định. Bên cạnh đó, đây còn là mô hình cho thấy sự lưỡng lự của cả bên mua và bên bán, khiến cho thị trường chưa quyết định được hướng đi tiếp theo. Các nhà đầu tư có thể xem mô hình này là tín hiệu trung lập hoặc thể hiện một thị trường không ổn định, có thể gặp nhiều biến động trong tương lai.
Các Mô Hình Nến Trong Chứng Khoán – Mô Hình Marubozu

Mô hình nến Marubozu có dạng cột, nó không có chân/bóng và thể hiện mức giá mở cửa hoặc đóng cửa trùng với đáy/đỉnh (xu thế tăng) hoặc đỉnh/đáy (xu thế giảm). Dưới đây là biểu hiện của mô hình Marubozu cho nhà đầu tư/
- Nếu nến trắng/xanh: Nó thể nhu cầu mua rất lớn, thậm chí vượt khả năng cung của bên bán.
- Nếu nến đen/đỏ: Mô hình thể hiện lượng người bán rất cao, thậm chí vượt mức cầu của bên mua.
- Mô hình nến Marubozu sau một xu thế cho thấy dấu hiệu của sự đảo chiều. Nếu nó xuất hiện trước một xu thế, những biến động giá tiếp theo thường là cùng chiều, tăng cùng tăng hoặc giảm cùng giảm.
Các Mô Hình Nến Trong Chứng Khoán – Long Versus Short

Mô hình nến Long versus Short là một cách để đánh giá biến động giá trong thị trường tài chính. Khi thân nến càng dài, mô hình sẽ cho thấy biến động giá lớn. Ngược lại, nếu hân nến ngắn nó sẽ cho thấy biến động giá nhỏ.
- Nến trắng thể hiện sức mua: Thân càng dài, sức mua càng mạnh, đây là dấu hiệu của sự kỳ vọng tăng giá của nhà đầu tư.
- Nến đen thể hiện sức bán: Thân càng dài, sức bán càng mạnh, là dấu hiệu của sự kỳ vọng giảm giá của nhà đầu tư.
Lợi Ích Khi Sử Dụng Các Mô Hình Nến Trong Chứng Khoán
Các mô hình nến trong chứng khoán là một công cụ quan trọng để giúp nhà đầu tư đánh giá xu hướng thị trường và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Dưới đây là một số lợi ích khi sử dụng các mô hình nến trong chứng khoán:
- Cung cấp thông tin về xu hướng giá cả: Các mô hình nến cung cấp thông tin về sự thay đổi giá cả trong thời gian và cho phép nhà đầu tư đánh giá xu hướng giá của tài sản. Điều này giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định mua hoặc bán tài sản một cách chính xác hơn.
- Định lượng sự dao động của giá: Các mô hình nến cũng cung cấp thông tin về mức độ dao động của giá. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể xác định được khả năng tăng trưởng và rủi ro của tài sản.
- Xác định đỉnh và đáy của xu hướng: Các mô hình nến cung cấp thông tin về các mức độ giá cả cao nhất và thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể xác định được đỉnh và đáy của xu hướng và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
- Cung cấp tín hiệu giao dịch: Các mô hình nến có thể cung cấp tín hiệu mua hoặc bán tài sản. Nhà đầu tư có thể sử dụng các tín hiệu này để đưa ra quyết định đầu tư và tối ưu hóa lợi nhuận.
- Dễ dàng để sử dụng: Các mô hình nến đơn giản và dễ hiểu, đặc biệt là so với các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể sử dụng chúng một cách dễ dàng mà không cần có kiến thức chuyên sâu về phân tích kỹ thuật.
Kinh Nghiệm Khi Sử Dụng Các Mô Hình Nến Trong Chứng Khoán
- Nên sử dụng các mô hình nến cùng với các công cụ phân tích kỹ thuật khác: Các mô hình nến chỉ cung cấp một phần thông tin về xu hướng giá. Để đưa ra quyết định đầu tư chính xác, nhà đầu tư nên sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật khác như đường trung bình động hay chỉ báo RSI để đánh giá toàn diện hơn.
- Không nên dựa quá nhiều vào một mô hình nến đơn lẻ: Một mô hình nến đơn lẻ có thể không cung cấp đủ thông tin để đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Thay vào đó, nhà đầu tư nên sử dụng nhiều mô hình nến khác nhau để xác định xu hướng giá và đảm bảo tính chính xác của quyết định đầu tư.
- Cần phân tích kỹ lưỡng về cấu trúc của các mô hình nến: Các mô hình nến có cấu trúc phức tạp và chứa nhiều thông tin về xu hướng giá. Nhà đầu tư nên phân tích kỹ lưỡng cấu trúc của các mô hình nến để đảm bảo tính chính xác của quyết định đầu tư.
- Nên xác định rủi ro và lợi nhuận trước khi đưa ra quyết định đầu tư: Khi sử dụng các mô hình nến trong chứng khoán, nhà đầu tư nên xác định rõ ràng mức độ rủi ro và lợi nhuận của quyết định đầu tư trước khi đưa ra quyết định.
Lời Kết
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các mô hình nến trong chứng khoán khác như Long versus Short, Bearish Evening Star, Bullish Morning Star và nhiều loại nến khác trong chứng khoán. Tuy nhiên, để đánh giá và phân tích một cách chính xác và tổng quát, nhà đầu tư cần xem xét chuỗi các nến thay vì chỉ một cây nến cụ thể. Đó là những loại nến quan trọng trong chứng khoán mà bạn không nên bỏ qua. Vua Trader hy vọng rằng chia sẻ này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Từ đó, giúp bạn phân tích chỉ số giá trong chứng khoán hiệu quả hơn.
Mục tiêu bài viết: bài viết dành cho các đọc giả muốn tìm hiểu về các mô hình nến trong chứng khoán.