Với tình hình hiện nay, các chỉ số kinh tế trên thị trường phản ảnh rất nhiều về các biến động trên toàn cầu, một phần vì trước đó bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và còn các yếu tố khác. Một số quốc gia hiện nay, vẫn còn đang gặp khó khăn về kinh tế nhưng có các quốc gia khác vẫn đang được phục hồi và phát triển một cách vượt bậc.
Cho nên, việc theo dõi về chỉ số kinh tế đang được rất nhiều quốc gia theo dõi chặt chẽ. Một số nước bắt đầu triển khai những biện pháp về kinh tế và chính sách tiền tệ để giảm thiếu được những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đền nền kinh tế. Vậy chỉ số kinh tế là gì? Các chỉ số kinh tế vĩ mô có trên thị trường là các chỉ số nào? Hãy cùng Vua Trader để tìm hiểu về thông tin này nhé!
Khái Niệm Về Chỉ Số Kinh Tế Là Gì?
Chỉ số kinh tế là một công cụ hết sức quan trọng cho việc đo lường và đánh giá sức khỏe của một nền kinh tế. Được tập hợp các số liệu thống kê về kinh tế được tính toán và công bố theo định kỳ từ những chuyên gia, chính trị gia và câc công động đánh giá. Kèm theo đó là so sánh hiệu suất kinh tế với các quốc gia hay theo thời gian.
Chỉ số kinh tế thường có quy mô về kinh tế vĩ mô, nó phản ảnh tình hình kinh tế của hiện tại và dự báo được tưởng lai ở một quốc gia hay một khu vực. Chỉ số kinh tế sẽ được tính toán dựa vào các số liệu định kỳ như: sản xuất, thu nhập, giá cả, thương mại, tài chính và các chỉ số liên quan đến nền kinh tế.
Đặc biệt hơn, chỉ số kinh tế ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống gồm lãi suất, việc làm, mức độ phát triển của cách ngành và quyết định của chính trị. Cho nên nhiều chính phủ và ngân hàng trung ương sẽ sử dụng các chỉ số kinh tế nhằm đưa ra những chính sách kinh tế và tiền tệ tốt hơn để phù hợp với nền kinh tế. Giúp nền kinh tế của một quốc gia hay khu vực sẽ ổn đinh và tiến bộ hơn.

Những Chỉ Số Kinh Tế Vĩ Mô Mà Bạn Cần Biết
Có thể hiểu chỉ số kinh tế vĩ mô là các chỉ số để đo lường hiệu suất kinh tế của một quốc gia hoặc một khu vực nhất định. Dưới đây là các chỉ số kinh tế vĩ mô phổ biến:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
- Khái niệm
GDP là chỉ số đo lường giá trị các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia và khu vực trong khoảng thời gian nhất định. Đây là một trong các chỉ số rất quan trọng nhất để đánh giá sức khỏe nền kinh tế. Nó sẽ cho ra kết quả tăng trưởng, sự đóng góp và mức độ phát triển về nền kinh tế của từng quốc gia. Có thể nói, GDP là một thước đo rộng nhất đối với nền kinh tế của nhà nước.
- Công thức
GDP được tính bằng cách công tổng các giá trị thêm (giá trị sản xuất cộng lại) của những ngành kinh tế của một quốc gia trong định kỳ. Công thức của GDP:
DGP = C + I + G + (X-M)
Trong đó:
- C là tiêu dùng của gia đình và cá nhân
- I là đầu tư doanh nghiệp
- G là chi tiêu của chính phủ
- X là giá trị của xuất khẩu
- M là giá trị của nhập khẩu
- Phương pháp sản xuất
GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo sản xuất + Thuế giá trị gia tăng cần nộp + Thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm người lao động trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64 tuổi) của một quốc gia nào đó không có việc làm và đang trong quá trình tiềm kiếm việc làm ở một thời gian nhất định .Tỷ lệ thất nghiệp được tính theo cách chia số người thất nghiệp cho tổng người trọng độ tuổi lao động và nhân với 100 để tính cho phầm trăm.
Tỷ lệ thất nghiệp được xem như là một chỉ số rất quan trọng cho việc đo lường sức khỏe của lao động và tình trạng kinh tế của mỗi quốc gia. Nếu tỷ lệ thất nghiệp cao thì sẽ có nhiều người không có việc làm nó sẽ gây ảnh hưởng đến tài chính cá nhân và cả gia đinh. Hơn nữa, mức tiêu dùng sẽ giảm đi và làm tăng áp lực hơn cho chính phủ khi cung cấp hỗ trợ cho những người thất nghiệp.
Ngược lại, nếu tỷ lệ thất nghiệp giảm thì sức khỏe của lao động và kinh tế sẽ ổn định và tốt hơn. Nhưng nếu tỷ lệ thất nghiệp quá thấp dẫn đến tăng giá lao động và áp lực tăng lương đối với các doanh nghiệp. Và sẽ càng khó khăn hơn cho những doanh nghiệp muốn tiềm kiếm nhân lực hoặc muốn mở rộng.
Tìm hiểu các bài viết liên quan tới chỉ số kinh tế tại chuyên mục này

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
- Khái niệm
Chỉ số tiêu dùng là một chỉ số kinh tế vĩ mô đo lường sự biến đổi và phản ánh xu hướng giá cả về một giỏ hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng thường xuyên của nhiều người. Chỉ số CPI được dùng như một chỉ số để đo lường lạm phát.
- Công thức
CPI = (Giá trị của giỏ hàng hóa và dịch vụ trong năm hiện tại / Giá trị của giỏ hàng hóa và dịch vụ trong năm cơ sở) x 100
Trong đó:
- Giá trị của giỏ hàng hóa và dịch vụ trong năm hiện tại là tổng chi phí mà một giỏ hàng có các mặt hàng được tiêu dùng thường xuyên như thực phẩm, quần áo, điện, nước, giáo dục, y tế, vận tải,….
- Giá trị của giỏ hàng hóa và dịch vụ trong năm cơ sở là tổng chi phí của cùng một giỏ hàng trong năm trước đó và được chọn làm năm cơ sở
Chỉ số CPI sẽ được tính toán bởi các cơ quan thống kế chính phủ và sẽ được công bố theo quý hay hàng tháng. Khi chỉ số CPI tăng cao điều này chứng minh rằng lạm phát đang tăng và nếu chỉ số CPI giảm thì giá cả đang giảm hay có thể nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái.

Lạm phát
Lạm phát là sự gia tăng về mức giá chung, giảm phát là sự suy giảm mức giá chung. Mức gia chung được hiểu là mức giá tiêu dùng và còn có một loại mức giá chung dành cho hoạt động sản xuất.
Chỉ số CPI là thước đo dùng phổ biến cho lạm phát. Vì nó có những biến động và thay đổi trong mức giá của thị trường hàng hóa, dịch vụ,…Bao gồm khoảng 200 loại hàng hóa và nhiều sản phẩm khác. Giá cả sẽ được đo bằng cách lấy một mẫu giá của các cửa hàng khác nhau để đo.
Ngoài ra, còn có chỉ số CPI cân bằng (HICP) là một chỉ số lạm phát và ổn định giá của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Đây là chỉ số tiêu dùng đã biên soạn theo phương pháp cân bằng trên các quốc gia EU. Nó được sản xuất bởi mỗi quốc gia EU nhằm đo lường lạm phát và chỉ dẫn ECB trong định hình chính sách tiền tệ.
Khi nền kinh tế trải qua giai đoạn lạm phát, thì giá trị của đồng tiền sẽ giảm xuống. Bạn phải bắt buộc mua hàng hóa ít hơn cùng số tiền với năm trước. Hơn nữa còn ảnh hưởng đến các nhu cầu khác.

Tỷ giá đối hoái
Tỷ giá đối hoái là tỷ lệ trao đổi các tiền với quốc gia được quyết định thông qua cung và cầu ngoại tệ. Tỷ giá đối hoái sẽ luôn thay đổi và được các quốc gia quy định riêng.Với mục đích có thể mang đến sự hiệu quả về phản ánh với nhu cầu trao đổi và các hoạt động kinh tế tại các nước. Mỗi quốc gia sẽ thể hiện các chính sách của họ trong thời kỳ kinh tế thông qua những quy định như mở rộng, hạn chế xuất hoặc nhập khẩu.
Sự thay đổi trong tỷ giá đối hoái giúp các quốc gia xác định được đồng tiền đang tăng hay giảm giá. Sức mạnh sẽ được trên giá trị của đồng tiền bằng cách thực hiện các công việc và trao đổi các đơn vị tiền tệ ổn định trên thị trường.
- Cung ngoại tệ: Là lượng ngoại tệ thị trường muốn bán và phục vụ cho nhu cầu để thu nội tệ
- Cầu ngoại tệ: Là lượng ngoại tệ muốn mua bằng các đồng nội tệ và điều này hướng đến câc nhu cầu trong việc mở cửa thị trường một cách hiệu quả
Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ thì sẽ làm giá ngoại tệ giảm xuống. Có nghĩa là tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại. Khi cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ thì xác định được trạng thái cân bằng và đảm bảo được không có áp lực về tỷ giá thay đổi.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI)
Đây là một chỉ số thống kê đo lường về sản lượng và giá trị về sản xuất của ngành công nghiệp chính tại một quốc gia hay khu vực ở thời điểm nhất định. IPI bao gồm những ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng và cùng các sản phẩm công nghiệp khác như chế biến, xây dựng, sản xuất, khải thác mỏ, sản xuất điện,…
Chỉ số sản xuất công nghiệp tính theo cách so sánh giữa sản lượng và giá trị sản xuất của một quý hay tháng với một quý và tháng trước đó. Nếu chỉ số tăng thì sản xuất công nghiệp của quốc gia có giai đoạn phát triên rất ổn định và được đánh giá là quốc giá tích cực đóng góp cho nền kinh tế. Nhưng nếu chỉ số giảm thì sản xuất công nghiệp đang có khả năng là kinh tế đang trong suy thoái.
Vậy nên, chỉ số sản phẩm công nghiệp là một trong các chỉ số kinh tế quan trong để đánh giá sức khỏe cho một quốc giá. Nó cũng sẽ giúp ta được dự đoán xu hướng tương lai trong sản xuất và tiêu thụ.
Cung ứng tiền tệ
Cung ứng tiền tệ là chỉ số chỉ lượng cung tiền với tính chất thê hiện. Bao gồm M1 (tổng lượng tiền mặt và tiền ngân hàng thương mại gửi tại ngân hàng nhà nước) và những loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Nó được thể hiện cho số lượng tiền thực tế được thực hiện lưu thông. Tốc độ thay đổi của cung tiền sẽ tỉ lệ thuận với lạm phát.
M2 = M1 + Chuẩn tệ
Trong đó:
- M1: Gồm tiền mặt trong lưu thông và các tiền gửi có thể viết séc. Được đánh giá như tiền mặt mà các tổ chức sẽ nhận trong câc hoạt động kinh doanh
- M2: Gồm M1 và những loại tiền gửi có kỳ hạn là con số nhỏ như tài khoản tiết kiệm,…
Các Ưu Và Nhược Điểm Nổi Bật Của Chỉ Số Kinh Tế
Mặc dù có thể khẳng định rằng chỉ số kinh tế là một công cụ đánh giá rất cần thiết cho nền kinh tế. Nhưng nó vẫn sẽ tồn tại hai mặt ưu và nhược điểm. Bao gồm như sau:
Ưu điểm
- Chỉ số kinh tế cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác đối với nền kinh tế điều này sẽ giúp cho mỗi quốc gia đưa ra quyết định kinh tế một cách tin cậy nhất
- Giúp dự báo xu hướng phát triển của nền kinh tế cũng như các nhà đầu tư lên kế hoạch kinh doanh và đầu tư hợp lý và đúng đắn nhất
- Được sử dùng trong việc so sanh các quốc gia khác nhau để đánh giá và xem xét sự khác biệt trong phát triển kinh tế và năng suất của mỗi quốc gia và khu vực
Nhược điểm
- Chỉ số kinh tế không thể phản ánh toàn bộ khía cạnh của nền kinh tế như môi trường, sức khỏe và giáo dục
- Không thể đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết được những vấn đề trong kinh tế và cả xã hội
- Không phản ảnh được sự phân bố thu nhập và tài sản của mỗi quốc gia
- Sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan khác như thiên tai, dịch bệnh, khí hậu, khủng hoảnh tài chính và những sự kiện khác.

Kết Luận
Trên đây là bài viết của Vua Trader đề cập đến các vấn đề liên quan đến chỉ số kinh tế và chỉ ra các chỉ số kinh tế vĩ mô. Ngoài các chỉ số kinh tế vĩ mô trên thì trên thị trường vẫn còn nhiều loại chỉ số khác nhau. Tuy nhiên, những chỉ số mà Vua Trader thống kế đều là những chỉ số rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
Mục tiêu bài viết: bài viết này nói về kiến thức về chỉ số kinh tế là gì , những loại chỉ số kinh tế bạn cần nắm