Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, Buy và Sell được biết đến là một trong những khái niệm quan trọng và phổ biến nhất. Thực tế, Buy và Sell là những thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc mua và bán sản phẩm hoặc dịch vụ trong thị trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về những thuật ngữ này và tầm quan trọng của chúng trong giao dịch. Vì vậy, Vua Trader sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm và cách sử dụng hiệu quả Buy và Sell là gì trong bài viết ngày hôm nay.
Khái Niệm Buy Và Sell Là Gì?

Buy và Sell là các thuật ngữ được sử dụng trong giao dịch tài chính để chỉ hành động mua và bán tài sản tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, trái phiếu và các loại tài sản khác. Khi bạn mua tài sản tài chính, bạn được gọi là “Buy” (mua). Ví dụ, nếu bạn mua 100 cổ phiếu của một công ty, bạn đang thực hiện hành động Buy. Ngược lại, khi bạn bán tài sản tài chính, bạn được gọi là “Sell” (bán). Chẳng hạn như, nếu bạn bán 50 cổ phiếu trong danh mục đầu tư của mình, bạn đang thực hiện hành động Sell.
Thường thì, mục đích của việc Buy và Sell tài sản tài chính là để kiếm lợi nhuận hoặc tránh rủi ro. Khi giá tài sản tăng, bạn có thể bán nó với giá cao hơn để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu giá tài sản giảm, bạn có thể bán nó để tránh rủi ro và giảm thiểu thiệt hại. Để nắm bắt được Buy và Sell là gì trong Forex thì bạn hãy cùng Vua Trader phân tách ý của thuật ngữ này trong nội dung dưới đây.
Buy Trong Đầu Tư Tài Chính Là Gì?

Buy là thuật ngữ trong lĩnh vực giao dịch tài chính, đại diện cho hành động mua một tài sản tài chính. Khi một nhà giao dịch quyết định mua một tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hoặc hàng hóa, họ đang thực hiện hành động Buy. Việc Buy thường được thực hiện khi nhà giao dịch tin rằng giá của tài sản đó sẽ tăng trong tương lai, hoặc họ muốn giữ tài sản đó trong danh mục đầu tư của mình.
Bên cạnh đó, Buy cũng có thể được sử dụng để tạo ra lợi nhuận từ việc mua tài sản với giá thấp hơn và bán với giá cao hơn. Ví dụ về việc sử dụng Buy trong giao dịch: A quyết định mua 100 cổ phiếu của công ty ABC với giá $50 mỗi cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu tăng lên $60 mỗi cổ phiếu, A quyết định bán cổ phiếu để thu về lợi nhuận. Đây chính là hành động thực hiện thao tác Buy trong giao dịch tài chính.
Sell Trong Thị Trường Chứng Khoán Là Gì?

Sell là thuật ngữ trong lĩnh vực giao dịch quen thuộc trong thị trường chứng khoán. Đây còn được xem là đại diện cho hành động bán một tài sản tài chính. Cụ thể, khi một nhà giao dịch quyết định bán một tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hoặc hàng hóa, họ đang thực hiện hành động Sell. Hành động này thường được thực hiện khi nhà giao dịch tin rằng giá của tài sản đó sẽ giảm trong tương lai hoặc khi họ muốn thoát khỏi tài sản đó để giảm thiểu rủi ro hoặc thu về lợi nhuận.
Ngoài ra, việc Sell cũng có thể được sử dụng để bán tài sản với giá cao hơn so với giá mua ban đầu. Minh chứng cụ thể về Sell trong chứng khoán như sau: B muốn giảm thiểu rủi ro trong danh mục đầu tư của mình và quyết định bán 50 cổ phiếu của công ty XYZ với giá $100 mỗi cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu giảm xuống $80 mỗi cổ phiếu, B quyết định mua lại cổ phiếu để tận dụng giá rẻ hơn.
Sự Khác Biệt Giữa Buy Và Sell Là Gì?
Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa Buy và Sell là vô cùng quan trọng trong giao dịch tài chính. Điều này giúp cho nhà giao dịch có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong việc mua hoặc bán tài sản tài chính. Dưới đây là những điểm khác biệt giữa Buy và Sell là gì mà bạn có thể tham khảo:
Đặc điểm | Buy | Sell |
Hành động | Buy đại diện cho hành động mua tài sản tài chính | Sell đại diện cho hành động bán tài sản tài chính |
Mục đích | Buy thường được sử dụng khi nhà giao dịch tin rằng giá của tài sản tài chính sẽ tăng trong tương lai | Sell thường được sử dụng khi nhà giao dịch tin rằng giá của tài sản sẽ giảm hoặc để giảm thiểu rủi ro |
Giá | Khi mua tài sản tài chính, giá mua sẽ được áp dụng (Buy) | Khi bán tài sản tài chính, giá bán sẽ được áp dụng (Sell) |
Ngoài ra, việc phân biệt các thuật ngữ Buy và Sell là gì trong thị trường Forex còn phụ thuộc vào các đặc điểm khác như:
- Tính thanh khoản: Tính thanh khoản của tài sản cũng ảnh hưởng đến việc mua hoặc bán tài sản. Các tài sản có tính thanh khoản cao, tức là có khả năng được mua bán nhanh chóng với giá thị trường chính xác, thường là ưa thích hơn trong giao dịch.
- Thời điểm giao dịch: Việc quyết định mua hoặc bán tài sản tài chính cũng phụ thuộc vào thời điểm giao dịch. Nhà giao dịch cần phân tích kỹ lưỡng và đưa ra quyết định thông minh dựa trên những tín hiệu và dữ liệu thị trường.
Một Số Lệnh Đặc Trưng Của Buy Và Sell Là Gì?
Để quý bạn đọc có góc nhìn tổng quan hơn trong quá trình tìm hiểu các lệnh Buy và Sell là gì trong đầu tư tài chính, Vua Trader sẽ bật mí cho bạn một số lệnh cơ bản như sau:
Đối Với Lệnh Buy Trong Chứng Khoán
Lệnh Buy trong thị trường chứng khoán được sử dụng khi nhà đầu tư đánh giá thị trường và kỳ vọng rằng giá cả sẽ tăng. Từ đó, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh Buy để kiếm lợi nhuận khi giá cả tăng lên. Bên cạnh đó, lệnh Buy thường được đặt với giá hiện tại của thị trường. Ngoài lệnh Buy thông thường, còn có hai loại lệnh Buy Limit và Buy Stop. Dưới đây là một số thông tin chi tiết hơn về hai lệnh Buy mà bạn cần tham khảo.
-
Lệnh Buy Limit
Lệnh Buy Limit là lệnh chờ mua ở mức giá dưới hiện tại của thị trường. Việc đặt lệnh Buy Limit là để tiết kiệm thời gian chờ đợi một điểm mua hợp lý. Bởi lẽ, thực tế thì khi nhà đầu tư phân tích thấy thị trường chưa đạt đến điểm mua, nhưng họ vẫn muốn chờ có thể gia tăng được phần lợi nhuận của mình trong tương lai thì họ có thể đặt ngay lệnh này.

Ví dụ, nếu bạn phân tích thị trường vào lúc 11:00 và thấy tỷ giá EUR/USD đang ở mức 1.0848, bạn dự đoán thị trường có thể giảm xuống mức giá 1.0748 trước khi tăng lên. Tuy nhiên, nếu bạn chờ đợi đến khi giá giảm xuống mức đó thì có thể mất nhiều thời gian. Do đó, bạn có thể đặt lệnh Buy Limit ở mức giá 1.0748 và lệnh của bạn sẽ được thực hiện khi giá giảm xuống mức giá này.
-
Lệnh Buy Stop

Lệnh Buy Stop được định nghĩa là lệnh chờ mua ở trên mức giá hiện tại của thị trường. Ví dụ, khi nhà đầu tư phân tích tỷ giá của cặp tiền tệ EUR/USD hiện tại đang ở mức giá 1.0968 và cho rằng nếu giá vượt qua mức 1.0990 thì giá có thể tiếp tục tăng. Nhà đầu tư sẽ đặt lệnh Buy Stop ở mức giá 1.0991. Điều này có nghĩa là khi giá di chuyển đến mức giá 1.0991 thì lệnh Buy của họ sẽ được kích hoạt và được thực hiện mua vào với mức giá đó. Thế nên, lệnh Buy Stop thường được sử dụng để bảo vệ vị thế mở hoặc để theo đuổi xu hướng tng giá trên thị trường.
Lệnh Sell Trong Chứng Khoán
Như đã trình bày bên trên, lệnh Sell là lệnh bán trên sàn giao dịch chứng khoán. Lệnh Sell được sử dụng khi nhà đầu tư đánh giá thị trường có xu hướng giảm giá trong tương lai. Khi thị trường có xu hướng giảm giá, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh Sell để kiếm lợi nhuận. Tương tự như lệnh Buy, lệnh Sell có tác dụng kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm giá, và nhà đầu tư vào lệnh ngay với mức giá hiện tại của thị trường. Bạn có thể tham khảo một số lệnh Sell trên thị trường tài chính như sau:
-
Lệnh Sell Limit

Lệnh Sell Limit là lệnh chờ bán ở một mức giá nào đó cao hơn mức giá hiện tại của thị trường. Ví dụ, nếu như nhà đầu tư phân tích thấy tỷ giá của cặp tiền tệ EUR/USD đang ở mức giá 1.0468 và có thể đi lên đến mức giá 1.0568 trước khi giảm xuống, họ có thể đặt lệnh Sell Limit ở mức giá 1.0568. Khi thị trường di chuyển lên đến mức giá này, lệnh bán của nhà đầu tư sẽ được tự động thực hiện mà không cần phải quan sát thị trường liên tục. Ngoài ra, lệnh Sell cũng có thể được thêm điều kiện Stop Loss để đảm bảo an toàn cho vị thế giao dịch.
-
Lệnh Sell Stop

Lệnh Sell Stop là lệnh chờ bán ở dưới mức giá hiện tại của thị trường. Ví dụ, nếu nhà đầu tư phân tích thị trường và nhận thấy rằng tỷ giá của cặp tiền tệ EUR/USD có thể giảm xuống mức 1.0366, họ có thể đặt lệnh chờ bán (Sell) ở mức giá 1.0365. Khi thị trường chạm đến mức giá này, lệnh Sell của nhà đầu tư sẽ được tự động thực hiện. Từ đó họ có thể tối ưu được dòng tiền của mình khi đầu tư.
Một Số Lệnh Khác Trong Sàn Giao Dịch Của Buy Và Sell
Trong sàn giao dịch chứng khoán, ngoài các lệnh Buy và Sell, còn có 2 loại lệnh khác khá phổ biến là lệnh cắt lỗ (Stop Loss) và lệnh chốt lời (Take Profit). Các lệnh này được sử dụng để giúp nhà đầu tư tự động hóa quá trình quản lý rủi ro và lợi nhuận của mình trong các giao dịch tài chính.
-
Lệnh Cắt Lỗ (STOP LOSS)
Lệnh STOP LOSS là một lệnh được sử dụng để đóng vị thế quan trọng trong quá trình đầu tư. Cụ thể, nếu giá thị trường đạt đến một mức giá nhất định như nhà đầu tư nghĩ khoảng giá đó đã sai và muốn thoát khỏi sai lầm đầu tư đó thì có thể thực hiện này. Bên cạnh đó, lệnh Stop Loss còn được sử dụng cùng với lệnh giao dịch chính trong chứng khoán. Hiểu đơn giản, nếu nhà đầu tư đang ở trong một vị thế Buy, thì lệnh Stop Loss sẽ là một lệnh Sell Stop. Ngược lại, nếu nhà đầu tư đang ở trong một vị thế Sell, thì lệnh Stop Loss sẽ là một lệnh Buy Stop.

Ví dụ: Nhà đầu tư đã mua cặp tiền tệ EUR/USD ở mức giá 1.1280 và muốn hạn chế thua lỗ ở mức nhà đầu tư nghĩ rằng họ đã sai, vì vậy họ đặt lệnh Stop Loss ở mức giá 1.1220. Điều này có nghĩa là nếu EUR/USD không tăng lên như kế hoạch mà lại giảm xuống 1.122 thì nền tảng giao dịch sẽ tự động thực hiện lệnh Sell Stop ở mức giá 1.1200 và đóng vị thế của nhà đầu tư. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ lỗ 60 pips và vẫn bảo tồn được nguồn vốn của bản thân.
Lưu ý: Lệnh Stop Loss không được đảm bảo 100% sẽ cắt lỗ đúng mức giá mà nhà đầu tư chỉ định. Trong một số trường hợp, thị trường biến động mạnh hoặc thanh khoản kém, lệnh Stop Loss có thể được khớp cách xa so với điểm dừng mà nhà đầu tư đã chỉ định ban đầu.
-
Lệnh Chốt Lời (TAKE PROFIT)
Tương tự như lệnh cắt lỗ, lệnh chốt lời cũng yêu cầu người tham gia đóng vị thế khi giá đạt đến mức chốt lời đã đặt trước đó. Hiểu đơn giản hơn, đây được xem là lệnh thể hiện mức giá bán khi nhà đầu tư hài lòng với lợi nhuận đạt được. Cụ thể, nếu nhà đầu tư đang giữ vị thế Buy thì lệnh chốt lời được gọi là Sell Limit. Trái lại, nếu đang giữ vị thế Sell thì lệnh chốt lời được gọi là buy Limit.

Ví dụ, nếu nhà đầu tư mua cặp tiền tệ EUR/USD ở mức giá 1,1260 và dự đoán giá sẽ tăng lên 1.1310, họ sẽ đặt lệnh chốt lời ở mức 1.1310. Khi giá tăng đúng như dự đoán đến 1.1310, lệnh Sell Limit sẽ được thực hiện và nhà đầu tư sẽ chốt lời với lợi nhuận 50 Pips (1.1310 – 1.1260). Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu thị trường không đủ thanh khoản thì lệnh chốt lời có thể không được thực hiện chính xác 100% như mức giá nhà đầu tư đã đặt trước đó.
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Buy Và Sell Là Gì Trong Giao Dịch
Sử dụng Buy và Sell là phương pháp giao dịch phổ biến trong thị trường tài chính. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả giao dịch và tránh các rủi ro không mong muốn, bạn cần lưu ý những điều về Buy và Sell là gì như sau:
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Buy Và Sell Để Đảm Bảo Hiệu Quả Giao Dịch
- Xác định mục tiêu và kế hoạch giao dịch rõ ràng trước khi sử dụng Buy và Sell.
- nắm bắt được các khái niệm cơ bản về Buy và Sell là gì, cũng như phân biệt được thuật Buy và Sell là gì trong thịu trường chứng khoán.
- Điều chỉnh lượng vốn và tỷ lệ đòn bẩy phù hợp để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng Buy và Sell.
- Tìm hiểu và sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật để đưa ra quyết định mua và bán chính xác.
- Theo dõi các yếu tố tác động đến thị trường và điều chỉnh kế hoạch giao dịch khi cần thiết.

Các Rủi Ro Cần Tránh Khi Sử Dụng Buy Và Sell Là Gì
- Rủi ro mất tiền do lượng vốn quá lớn hoặc tỷ lệ đòn bẩy không phù hợp.
- Rủi ro mất tiền do sử dụng Buy và Sell không đúng thời điểm hoặc không dựa trên phân tích kỹ thuật.
- Rủi ro mất tiền do không có kế hoạch giao dịch rõ ràng và không tuân thủ kế hoạch.
- Rủi ro mất tiền do không theo dõi các yếu tố tác động đến thị trường và điều chỉnh kế hoạch giao dịch khi cần thiết.
Lời Kết
Trong giao dịch ngoại hối, Buy và Sell là hai khái niệm cơ bản và quan trọng để đưa ra quyết định mua vào hoặc bán ra một cặp tiền tệ. Việc hiểu rõ các thuật ngữ và cách sử dụng chúng là điều cần thiết để tránh rủi ro và đạt được hiệu quả giao dịch tốt nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về Buy và Sell là gì, cũng như những thông tin hữu ích để áp dụng vào thực tiễn giao dịch của mình. Đừng quên theo dõi các biến khác trên Blog của Vua Trader để bổ sung các kiến thức mới về thị trường tài chính nhé!